Nguyên liệu để chế biến loại cao su này là mủ phụ ( mủ đông, mủ chén, mủ dây) chúng được pha trộn với nhau theo một tỷ lệ thích hợp nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng. Thống số kỹ thuật cho các loại cao su này là chỉ số Po, hàm lượng tạp chất, chỉ số duy trì độ dẻo PRI, hàm lượng tro, hàm lượng chất bay hơi, hàm lượng Nitơ.
Bản chất khác nhau từ các nguồn nguyên liệu dùng để chế biến loại cao su này đòi hỏi phải kiểm tra chất lượng chặt chẽ hơn các cấp hạng xuất phát từ latex (SVR L, CV) và có sự pha trộn công phu.
Sự sản xuất cao su khối từ mủ phụ cần rất nhiều bước: Rửa sơ bộ nguyên liệu, cắt nhỏ, băm nhỏ, sấy và đóng kiện.
Với điều kiện và phương pháp chế biến đặc trưng, cao su RSS3 tạo thành tờ, ít bị băm, nên cường lực kéo đứt rất cao, ít bị lão hóa hơn cao su cốm, được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật như làm mặt lốp ôtô và các sản phẩm đòi hỏi tính kháng đứt cao, kháng mòn, cũng như độ cứng cao.
MỤC ĐÍCH SẢN PHẨM:
– Ngành công nghiệp giày dép
– Ruột xe đạp
– Băng keo
– Vòng đệm
– Các bộ phận cao su trong xe hơi
TÍNH NĂNG:
BẢO QUẢN:
– Cao su SVR phải được bảo quản trong kho có mái che, khô, ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, sạch, tránh mối mọt. Các palet khi xếp chồng lên nhau không vượt quá ba lớp.
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT:
1. Hàm lượng chất bẩn (%), không lớn hơn 0,08
2. Hàm lượng tro (%), không lớn hơn 0,60
3. Hàm lượng nitơ (%), không lớn hơn 0,60
4. Hàm lượng chất bay hơi (%), không lớn hơn 0,80
5. Độ dẻo đầu (Po), không nhỏ hơn 30
6. Chỉ số duy trì độ dẻo (PRI), không nhỏ hơn 50
7. Chỉ số màu, mẫu đơn, không lớn hơn –
– Độ rộng giữa các mẫu, không lớn hơn –
8. Độ nhớt Mooney ML (1’ + 4’) 100oC –